Với hệ rễ thẳng đứng nhô lên mặt nước, ngoài tác dụng hô hấp cho cây, hệ rễ này giúp làm chậm tốc độ & chiều cao của những cơn sóng ngoài khơi khi đánh vào bờ, giảm thiểu thiệt hại cho đất liền. Ngoài ra, phần rễ này còn giữ lại những mảng trầm tích, phù sa bồi đắp.
Rễ cây cố định phần đất bên dưới, dần dần kết đính đất lại với nhau. Ngoài ra, rễ cây bần chua có thể lọc lại nitrate, phốt – pho và những chất ô nhiễm khác, làm cải thiện chất lượng nước chảy vào cửa sông, và biển.
Độ dày của rừng ngập mặn là nơi hứng bão đầu tiên, giảm đi sự tàn phá của những cơn bão đổ bộ vào đất liền.
Cây bần chua nói riêng, rừng ngập mặn nói chung, có khả năng giữ lại một lượng lớn cácbon & khí nhà kính bên dưới đáy và trên bề mặt đất. Trong suốt quá trình phát triển bình thường của mình, cây bần chua sẽ chuyển đổi lượng CO2 này thành sinh khối (biomass). Lượng các-bon được lưu giữ này còn có tên gọi là “các-bon xanh” vì chúng được lữu giữ dưới nước.
(Source: https://www.myclimate.org)
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường bảo vệ các loài động thực vật, phổ biến như: tôm, cá con, nơi sanh đẻ của các loại động vật thuỷ sản, nơi trú ẩn của một số loài bò sát, có vú, và nơi tìm thức ăn của chim cò, v.v…
Comments