top of page

Đặc điểm chung của Bần Chua

Bần chua hay Bần sẻ danh pháp khoa học: Sonneratia caseolaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Lythraceae.


Đầu tiên, Bần chua phổ biến ở các nước như Việt Nam, Băng – la – desh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Phi-lip-pin, Thái Lan, Đông Bắc Úc, và Papua New Guniea, v.v…


Bần chua còn có tên gọi khác là Bần sẻ, có chiều cao trung bình 10m – 15m, nhưng có khi lên đến 20m – 25m, và đường kính rộng đến 50cm.



Hoa có cuống dài từ 0.5 – 1.5cm, mọc thành cụm ở đầu cành, thường gồm 2 – 3 hoa nhỏ. Đài hoa mặt trong thì tím hơi hồng, bên ngoài thì màu lục. Mỗi hoa gồm 6 cánh. Hoa nở vào tháng 3 – tháng 5 dương lịch, lúc trời chạng vạng, có mùi sữa, và tàn sau một đêm.



Trái bần bắt đầu chín từ tháng 8 – tháng 10 dương lịch, ăn được


Rễ cây mọc to, hình thành xung quanh gốc cây thành khối. Rễ cây bần có 4 loại chính gồm rễ hình cáp (cable root), rễ khí sinh (pneumatophore root), rễ ăn (feeding root), và rễ neo (anchor root)


Gỗ cây bần được đánh giá xốp, nên gỗ ít bị khai thác, nhưng gỗ cây bần vẫn được dùng như ván coffa trong xây dựng.



445 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page